Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là một lựa chọn xuất sắc cho bất kỳ ai muốn được trả công xứng đáng cho tài năng sáng tạo của mình. Đây là 1 trong số ít lĩnh vực mà tuổi tác cũng như bằng cấp không quan trọng bằng mắt thẩm mỹ tốt, sản phẩm chất lượng và kỷ luật cá nhân. Với lĩnh vực đầy cạnh tranh này, bạn cần chuẩn bị để bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, tiếp đó, hoàn thiện tác phẩm và xây dựng một portfolio tốt nhất.


Phần 1: Tập trung vào tấm ảnh của bạn


1. Phát triển kĩ năng chụp ảnh của bạn.


Bạn không thể nhận định được rằng bạn đã dùng “cách đúng” hay “cách sai” để trở thành một nhiếp ảnh gia tốt hơn. Một vài người tham gia một lớp học hoặc có tấm bằng đại học nghệ thuật chuyên ngành nhiếp ảnh.


Nếu bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ?
Nếu bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ?

Những người khác lại tin rằng học đại học chỉ làm lãng phí thời gian để trở thành một nhiếp ảnh gia của họ. Bạn có thể tìm ra cách tự dạy bản thân mình về nhiếp ảnh từ sách vở và các thử nghiệm, hoặc học hỏi từ các chuyên gia khác. Bất cứ bạn lựa chọn như thế nào, nếu bạn đặt toàn tâm thực hiện nó, bạn sẽ có thể đạt được nó.


2. Chuẩn bị những thiết bị phù hợp.


Loại thiết bị bạn cần sẽ phụ thuộc vào loại ảnh mà bạn đang thực hiện, nhưng bạn có thể sẽ cần một hoặc hai thân máy và một loạt lens với các tiêu cự khác nhau. Bạn cũng sẽ cần một phần mềm chỉnh sửa ảnh chất lượng.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-2


Bạn có thể cần thêm các thiết bị chiếu sáng, hoặc bạn muốn tạo studio tại nhà. Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào chuyên môn nhiếp ảnh của bạn.


3. Mua những thiết bị tiết kiệm tiền.


Sở hữu những thiết bị chất lượng rất quan trọng cho việc tạo nên những bức ảnh chất lượng cao, nhưng bạn không cần đầu tư tất cả tiền tiết kiệm vào những thương hiệu mới hay những thiết bị cao cấp trước khi bạn thực sự bắt đầu sự nghiệp của mình.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-3


Bạn có thể mua các thiết bị đã qua sử dụng trong điều kiện làm việc tốt, mua những model cũ với giá chiết khấu sau khi một model mới được ra mắt, thuê thiết bị, hoặc thậm chí là mượn thiết bị cho đến khi bạn chắc chắn rằng công việc của bạn sẽ thành công.


4. Hiểu về mấy ảnh của bạn.


Trước khi bạn đặt chế độ ảnh đầu tiên, bạn nên biết hết mọi cài đặt, thông báo lỗi hay những gì chưa rõ ràng trong máy ảnh của bạn. Bạn nên làm sao để có thể thay lens ngay cả khi đang nhắm nghiền mắt lại. Lóng ngóng trong việc sử dụng đồ nghề sẽ làm cho bạn trông mất chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của bạn sau này.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-4


– Đọc hướng dẫn sử dụng của máy ảnh từ đầu đến cuối. Bản hướng dẫn sử dụng sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều chi tiết về tính năng cũng như chức năng của chiếc máy ảnh bạn đang dùng mà các nguồn nhiếp ảnh chung không hề có.


– Để trở nên thực sự thành thạo, hãy thực hành thường xuyên ở nhà. Thử nghiệm với ánh sáng và bóng đổ, thử nhiều cài đặt khác nhau trên máy ảnh của bạn, và tìm hiểu tường tận mọi ngóc ngách của việc chụp ảnh với chiếc máy ảnh trên tay bạn.


5. Nghiên cứu công nghệ máy ảnh và các mẹo chụp ảnh.


Đón đọc các thông tin cập nhật nhất trên sách, tạp chí, và các bài báo trực tuyến về cài đặt camera, thủ thuật, và mẹo vặt. Những điều này sẽ dạy cho bạn cách thức mới để sử dụng camera và lens của bạn để tạo ra hình ảnh tuyệt vời.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-5


Hãy chắc chắn rằng bạn có kiến thức về cách sử dụng thiết bị máy ảnh khác của bạn, chẳng hạn như một đèn flash từ xa hoặc nhiều lens khác nhau. Có một nền tảng kiến thức về những điều này sẽ cải thiện đáng kể hình ảnh của bạn.


6. Học cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa.


Thậm chí cả những bức ảnh tốt nhất cũng có thể cần một vài chỉnh sửa cơ bản. Sử dụng một phần mềm chỉnh sửa chất lượng có thể biến bức ảnh của bạn từ “tốt” thành “tuyệt cú mèo”.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-6


Tuy nhiên, nhớ cảnh giác với việc lạm dụng các hiệu ứng đặc biệt nhé, khách hàng của bạn có thể sẽ không thích những bức ảnh quá cách điệu hoặc chỉnh sửa.


7. Tạo một portfolio hoàn chỉnh.


Để được thuê bởi một người không phải thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, bạn cần cho họ thấy một portfolio hoàn chỉnh. Sử dụng hình ảnh từ nhiều lần chụp với nhiều đối tượng khác nhau để làm nổi bật tài năng của bạn. Hãy chắc chắn rằng Portfolio của bạn bao gồm nhiều hơn chỉ 5 hay 10 bức ảnh. Mọi người sẽ muốn xem những tác phẩm tuyệt vời mà bạn đã thực hiện.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-7


Nếu bạn muốn lấp đầy portfolio của bạn bằng những mẫu hãy bức ảnh chụp, hãy thuê người mẫu nghiệp dư. Cung cấp các bản in miễn phí để đổi lấy người mẫu miễn phí.


8. Tìm kiếm thế mạnh của bạn.


Hãy thử nhiều mảng trong nhiếp ảnh trước khi quyết định cái mà mình yêu thích nhất. Ví dụ, bạn có thể tập trung vào chụp chân dung, đám cưới, thể thao, hay phong cảnh. Tìm cho mình mảng chuyên môn và sử dụng nó như là lợi thế của bạn trong công việc.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-8


9. Hãy cho khách hàng những gì họ muốn.


Bạn có thể muốn chụp chân dung một cách sáng tạo, nhưng khách hàng của bạn lại chỉ muốn mình trông xinh đẹp. Hãy nhớ rằng, đặc biệt khi bạn đang khởi nghiệp, bạn cần phải kiếm tiền.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-9


Cách tốt nhất để làm điều đó là khiến cho khách hàng của bạn mua bản in (hoặc hình ảnh kỹ thuật số với bản quyền in). Nhiều khả năng họ sẽ mua bản in nếu họ thích những gì họ nhìn thấy!


Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp


1. Thực tập với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-10


Nếu bạn là dân nghiệp dư hoặc đang trong quá trình khởi nghiệp, bạn nên thực tập hoặc học việc với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để có được ý niệm về cách vận hành một công ty thương mại về nhiếp ảnh. Nhiều khả năng là bạn sẽ không hoàn toàn đồng ý với người cố vấn của bạn trong cách mà họ thực hiện mọi thứ, nhưng nó sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng tốt trong “bức tranh lớn” về vận hành một công ty nhiếp ảnh.


2. Phát triển “Kỹ năng con người” của bạn.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-11


Phần nhiều trong việc vận hành công ty nhiếp ảnh là bạn phải làm việc với con người. Bạn nên làm việc liên tục bằng cả khả năng của mình để trao đổi với mọi người về tầm nhìn và mục đích của họ cho một shot hình, để làm dịu lòng khách hàng khi học tức giận hay thất vọng, và tạo lập sự tái hợp tác.


3. Đặt mục tiêu.


Tạo một vài mục tiêu dài hạn. Tiếp đó là những mục tiêu ngắn hạn để giúp bạn tiến gần hơn đến những mụ tiêu dài hạn đó. Mục tiêu ngắn hạn nên có tính định lượng, và có khung thời gian hoặc deadline. Ví dụ, một mục tiêu ngắn hạn nên là đạt được 5 khách hàng mới trong vòng 3 tháng tới. Điều này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu lớn hơn để có một danh sách khách hàng thiết lập trong vòng 1 năm.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-12


Hãy chắc chắn là viết lại tất cả những mục tiêu của bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng bạn sẽ hoàn thành mục tiêu hơn khi bạn viết hết chúng ra.


4. Thiết lập lịch làm việc.


Điều này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu khách hàng nên bạn cần phải tổ chức và chuẩn bị. Khi thiết lập một lịch làm việc, bao gồm việc bạn cần bao nhiêu thời gian để kết thúc buổi chụp hình và chỉnh sửa ảnh trước khi chuyển sản phẩm đến cho khách hàng. Nhận ra rằng một số thể loại nhiếp ảnh sẽ yêu cầu lịch trình xác định. Ví dụ, bạn sẽ thường phải làm việc cuối tuần và buổi đêm nếu như bạn chụp ảnh đám cưới.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-13


Nhớ rằng một buổi chụp hình bao gồm cả thời gian lái xe, chụp ảnh, chỉnh sửa, gặp mặt, bàn bạc, .v.v. Bởi vậy, sẽ nhiều hơn chỉ 1 giờ chụp.


5. Quảng cáo cho công ty của bạn.


Tạo website, làm business card, kết nối với địa phương, và trao đổi về công ty của bạn với bất cứ ai mà bạn gặp. Hoạt động năng nổ trên phương tiện truyền thông xã hội cũng sẽ giúp bạn được nhớ mặt đặt tên. Instagram là một cách tuyệt vời để đăng những bức ảnh của bạn để rất nhiều người có thể nhìn thấy.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-14


Hãy tạo mác gắn để bảo vệ ảnh của bạn và bạn có thể quảng cáo chúng online. Cho phép khách hàng có thể sử dụng những hình ảnh đã gắn mác của bạn cho trang truyền thông xã hội riêng của họ, đây chính là việc bạn tự quảng cáo cho chính bạn. Hãy chắc chắn rằng việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho website đủ tốt để công ty của bạn được tăng hạng trên bảng truy vấn tìm kiếm.


6. Nói “Đồng ý” với những cơ hội công việc mới.


Nếu có một cơ hội không hẳn đúng với thế mạnh của bạn, đừng vội gạt bỏ nó bởi vì đó không phải tình huống lý tưởng trong công việc. Bạn có thể nhận ra rằng bạn sẽ thích những thứ mà bạn nghĩ rằng nó nằm ngoài vùng ưa thích.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-15


Tuy nhiên, bạn không nên cảm thấy buộc phải làm điều gì đó đơn giản chỉ bởi vì nó đại diện cho một cơ hội kinh doanh.


7. Kết nối với mọi người.


Bạn nên chớp lấy mọi cơ hội để kết nối với mọi người. Nếu bạn đang làm việc hướng tới một chuyên môn cụ thể, chẳng hạn: Ảnh cưới. Hãy kết nối với những người có liên hệ tới đám cưới ở địa phương, trao đổi và đưa cho họ card của bạn tới những người lên kế hoạch đám cưới, người làm bánh cưới, phục vụ đám cưới, nhiếp ảnh đám cưới, và nhân viên của hàng đám cưới, .v.v.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-16


– Chuẩn bị để liên hệ với cả các sự kiện nữa. Ví dụ, nếu bạn thực hiện một buổi chụp hình cho đám cưới, hãy chụp lại đồ ăn và gửi cho những người phục vụ. Họ có thể sử dụng các bức ảnh này để quảng cáo cho chính dịch vụ của họ, và giới thiệu bạn như tác giả của những bức ảnh đó.


– Khi đi xe buýt, khi đứng xếp hàng trong cửa hàng hay khi chia sẻ một bàn trong quán cà phê là những thời gian tuyệt vời để bạn quảng bá cho mình.


8. Hỏi xin giới thiệu và tái hợp tác.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-17


Nếu như ai đó cảm thấy hài lòng với những bức ảnh mà bạn đưa cho họ, nhân cơ hội hãy bảo họ giới thiệu cho bạn. Thêm nữa, hãy gây dựng sự tái hợp tác. Nếu bạn chụp ảnh chân dung 6 tháng cho một em bé, 4-5 tháng sau hãy liên lạc lại với gia đình họ và hỏi xem liệu họ có muốn chụp cho con một bức chân dung nhân dịp bé tròn 1 năm tuổi không.


Phần 3: Quản lý doanh nghiệp của bạn


1. Đưa công việc của bạn lên đầu.


Bạn thường không thể chuyển từ nhiếp ảnh gia nghiệp dư sang chuyên nghiệp trong vòng vài tuần ngắn ngủi. Cần phải có thời gian để thiết lập và xây dựng cơ nghiệp của bạn trước khi bạn kiếm đủ tiền để tự hỗ trợ bản thân. Bạn có thể muốn giữ một nguồn thu nhập khác cho đến khi bạn trở thành một chuyên gia.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-18


Điều này có thể gây một chút khó khăn trong cuộc sống của bạn, nhưng bạn có thể thấy rằng có rất nhiều công việc ngoài giờ có thể mang lại tiền cho bạn. Ví dụ, nhiều người lên lịch buổi chụp ảnh gia đình vào cuối tuần, khi con cái của họ được nghỉ học.


2. Tổ chức tài liệu và các tập tin của bạn.


Trước khi bạn làm việc như một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh và bắt đầu tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Nghiên cứu các yêu cầu của bang hoặc tỉnh về giấy phép kinh doanh và các tài liệu bạn cần phải có để bạn có thể được làm việc với tư cách chuyên nghiệp một cách hợp pháp.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-19


– Trao đổi với một luật sư của một văn phòng nhỏ cho một ý tưởng tốt hơn về những điều cụ thể mà bạn cần. Ví dụ, nếu bạn chỉ có kế hoạch làm nhiếp ảnh, hãy chắc chắn rằng bạn có mua bảo hiểm cho cả doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể bao gồm các thiết bị và bảo hiểm sức khỏe cho bạn và nhân viên của bạn.


– Bạn cần phải cẩn thận về lưu giữ hồ sơ của bạn. Giữ các hợp đồng, biên lai, email khách hàng, và hóa đơn. Tổ chức tất cả mọi thứ theo một cách có ý nghĩa đối với bạn (theo tháng, theo tên của khách hàng, hoặc theo vị trí) và xem xét giữ cả hai bản sao điện tử và bản cứng của những giấy tờ quan trọng nhất.


3. Quản lý tiền của bạn.


Thiết lập một tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, tạo một sổ kế toán và cân đối ngân sách của bạn. Mỗi tuần, bạn nên cập nhật sổ kế toán của bạn với tất cả các sàn giao dịch tiền tệ bạn đã thực hiện trong suốt bảy ngày qua.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-20


– Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền tiết kiệm đi chi trả ít nhất cho toàn bộ chi phí trong cả một năm. Bằng cách này, lỡ như doanh nghiệp của bạn phá sản hoặc rơi vào một trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ có đủ tiền để sống cho đến khi bạn tìm được một công việc khác.


– Hãy chắc chắn để giữ biên lai cho tất cả các chi phí liên quan. Kế toán của bạn có thể sử dụng biên lai thu để tính khấu trừ thuế cho chi phí kinh doanh của bạn.


– Hãy nhớ rằng (tùy thuộc vào cách doanh nghiệp của bạn được thiết lập hợp pháp) thu nhập của bạn sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân; xem xét để dành tiền từ mỗi buổi chụp hình cho việc nộp thuế năm sau.


4. Tạo một hợp đồng.


Trước khi bạn đồng ý bất cứ buổi chụp hình với một ai đó, hãy chắc chắn rằng bạn có một hợp đồng kinh doanh mà họ phải ký tên. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ mà họ trả tiền cho và những điều bạn đang có và không chịu trách nhiệm cho. Ví dụ, hãy làm rõ liệu bạn có giữ trách nhiệm đối với việc hình ảnh bị hỏng hoặc vô tình bị xóa, hoặc liệu sau khi ký hợp đồng nó có còn là vấn đề của bạn không.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-21


Hãy thuê một luật sư soạn hợp đồng cho bạn nếu bạn muốn đi theo con đường an toàn nhất. Tham gia một nhóm nhiếp ảnh cũng thường mang đến cho bạn cơ hội để sử dụng một hợp đồng bằng văn bản có sẵn cho các thành viên trong nhóm.


5. Đặt mức giá của bạn.


Xem xét lượng thời gian cần thiết cho mỗi cảnh quay, chi phí thiết bị của bạn, chi phí của các bản in hoặc đĩa CD của hình ảnh là sản phẩm cuối cùng, và cả kinh nghiệm của bạn. Tránh định giá buổi chụp ảnh của bạn quá cao hoặc quá thấp. Một mức giá quá cao sẽ đẩy xa hầu hết các khách hàng của bạn, trong khi thiết lập một mức giá quá thấp làm cho bạn có vẻ tuyệt vọng hoặc không hấp dẫn như một nhiếp ảnh gia.


iZdesigner-neu-ban-muon-tro-thanh-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-22


Tham khảo các nhiếp ảnh gia khác và xem những gì họ tính phí cho các dịch vụ của mình. Sau đó, dựa trên kỹ năng và khả năng của bạn so với họ để định giá.


Trên đây là những kỹ năng cần thiết hỗ trợ bạn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Bạn suy nghĩ như thế nào về những điều này ? Cho chúng tôi biết nhé.



Nếu bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ?