Gỗ từ lâu được xem là loại vật liệu tuyệt vời vì có giá thành rẻ, dễ tái chế và đa năng. Giờ đây, các nhà khoa học ở Thụy Điển lại khiến nó trở nên hữu ích hơn, khi tạo ra một loại gỗ mới gần như trong suốt. Trong tương lai, bạn có thể sẽ thấy phát minh này xuất hiện ở các tấm pin năng lượng mặt trời, cửa sổ hoặc các công trình với kiến trúc độc đáo. Dẫn đầu bởi giáo sư Lars Berglund, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hoàng gia KTH bắt đầu mọi thứ bằng một phương pháp hóa học, nhằm loại bỏ hóa chất tên là lignin (chất gỗ) ra khỏi sợi gỗ tự nhiên. Những gì còn lại sau quá trình đó là một loại vật liệu có màu trắng, nhưng vẫn chưa trong suốt.


Gỗ trong suốt - Vật liệu hứa hẹn thay thế thủy tinh trong tương lai
Gỗ trong suốt – Vật liệu hứa hẹn thay thế thủy tinh trong tương lai

Để ra được thành quả cuối cùng, các nhà nghiên cứu trộn sản phẩm nói trên với một loại polymer gọi là methyl methacrylate prepolymerized (PMMA). Việc này làm thay đổi chiết suất của hỗn hợp thu được, biến nó trở thành trong suốt. Tùy thuộc vào các ứng dụng của thành phẩm mà người ta có thể điều chỉnh độ trong của nó, bằng cách thay đổi tỷ lệ gỗ và PMMA.


Giáo sư Lars Berglund - người đứng đầu nghiên cứu. Ảnh: Crosstalks.​
Giáo sư Lars Berglund – người đứng đầu nghiên cứu. Ảnh: Crosstalks.​

Được biết đây không phải là lần đầu tiên gỗ được các nhà khoa học biến thành một vật liệu trong suốt. Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Wisconsin (Mỹ) cũng đã sử dụng một loại gỗ tương tự để làm vi mạch máy tính. Tuy nhiên, theo KTH, quy trình mới của họ phù hợp hơn cho các ứng dụng trên quy mô lớn, cũng như sản xuất hàng loạt.



Gỗ trong suốt - Vật liệu hứa hẹn thay thế thủy tinh trong tương lai