[tintuc]

Trong cơ thể con người, Gan có chức năng trao đổi chất là chủ yếu và nó cũng là cơ quan lớn nhất trong các cơ quan nội tạng. Thực tế, gan còn là cơ quan làm việc khá cần mẫn, luôn hoạt động mọi lúc để thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn cứ giữ những thói quen sinh hoạt không tốt thì gan sẽ dễ bị tổn thương nghiêm trọng.


Dưới đây là 3 dấu hiệu bất thường trên bàn chân ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gan mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.

1. Xuất hiện nốt ruồi nhện trên bàn chân


Nốt ruồi hình nhện là nốt ruồi đỏ trên bề mặt da, xung quanh có rất nhiều mạch máu giống như chân nhện. Khi ấn vào thì tình trạng xung huyết sẽ biến mất và màu da trở nên nhợt nhạt, một lúc sau mới quay về trạng thái cũ.

Ngoài ra, nốt ruồi nhện còn có thể xuất hiện trên ngực, lưng, mặt hoặc tay chứ không chỉ riêng bàn chân. Điều này có ảnh hưởng liên quan đến nồng độ estrogen trong cơ thể. Mặc dù gan không thể tiết ra estrogen nhưng khi chức năng gan bị tổn thương, estrogen sẽ không thể hoạt động bình thường, từ đó gây kích thích các tiểu động mạch. Hậu quả là sinh ra bệnh mạch máu và giãn nở, làm hình thành nốt ruồi nhện.

2. Da bàn chân đổi màu, ngứa ngáy


Trong trường hợp bình thường, da bàn chân thường có màu hồng hoặc trắng. Khi da chân đổi màu vàng bất thường thì bạn không nên chủ quan bỏ qua. Đặc biệt, nếu nó đi kèm với hiện tượng ngứa da chân thì đó có thể là do gan đang bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và chuyển hóa mật. Chính điều này là nguyên nhân khiến lượng bilirubin ngấm vào máu, gây vàng da, ngứa ngáy.

3. Sưng phù chân


Khi bệnh gan tiến triển đến một mức độ nặng, bạn sẽ còn gặp phải hiện tượng sưng phù nề bàn chân do albumin huyết tương được tổng hợp ở gan. Lúc này, chức năng gan bị tổn thương nên làm quá trình tổng hợp albumin bị cản trở, gây suy giảm albumin máu và dẫn đến hiện tượng phù nề. Nếu để lâu sẽ chuyển sang giai đoạn xơ gan và ung thư gan, người bệnh thường bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây phù nề.

Một câu hỏi mà nhiều người hay đặt ra là: Khi nào người mắc bệnh gan không còn cơ hội cứu chữa?

bởi vì, Gan là bộ phận nếu có tổn thương mãn tính và xơ gan phát triển, thì gần như hỏng gan và không có cơ hội chữa trị.

Theo Viện Tế bào gốc Harvard, tế bào gan trưởng thành có thể nhân đôi để đối phó với chấn thương và ngay cả khi đã phẫu thuật cắt bỏ 3 Phần 4 gan, cơ quan này vẫn có thể trở lại hoạt động với chức năng bình thường.

Đã từng có bằng chứng rằng phospholipid (một chất bổ sung) có khả năng chữa tổn thương gan do rượu, chế độ ăn uống kém và các yếu tố khác.

Tuy nhiên, nếu tổn thương gan quá mức hoặc mãn tính, diễn ra suy giảm chức năng gan, thì chỉ còn cách duy nhất là ghép gan.

Suy gan là tình trạng nghiêm trọng, khi đó mất hoặc suy giảm chức năng gan xảy ra trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài ngày, thường là do ngộ độc.

Nguyên nhân gây tổn thương gan


Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gan, có thể là bẩm sinh (ví dụ như hẹp đường mật, haemochromatosis và bệnh Wilson) hoặc các bệnh gan mắc phải (ví dụ: bệnh gan do rượu, viêm gan siêu vi, bệnh gan nhiễm mỡ không cồn và viêm gan nhiễm mỡ không cồn).

Nhiều loại thuốc mua tự do, kê đơn và thuốc bất hợp pháp cũng có thể gây tổn thương gan. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương gan là liều cao acetaminophen - tức paracetamol). Đối với người lớn, không nên vượt quá liều tối đa hàng ngày được đề nghị là 4gam. Điều này có nghĩa là tối đa 1gam (hoặc hai viên) mỗi sáu giờ một lần.

Ngoài ra, tiếp xúc quá mức với steroid đồng hóa và các liệu pháp thảo dược, cũng như ăn các loại thực phẩm chưa được làm sạch đủ cũng có thể gây độc cho gan.

Khi gan liên tục bị tổn thương do bệnh tật, chất kích thích hoặc chất độc, gan cố gắng tự sửa chữa bằng cách hình thành mô sẹo, được gọi là xơ hóa. Khi mô sẹo này trở nên phổ biến, nó phá hủy cấu trúc bên trong của gan và khả năng hoạt động và tái tạo chính nó. Sẹo này được gọi là xơ gan.

Xơ gan là bệnh gây tử vong phổ biến thứ 7 trên thế giới.

Các giai đoạn xơ gan


Ở giai đoạn một, bệnh nhân gặp ít triệu chứng. Bệnh có thể tiến triển rất chậm và nếu được chẩn đoán ở giai đoạn này, có cơ hội chữa trị tốt. Các triệu chứng bao gồm vàng da, khô miệng, mệt mỏi và vùng bụng trên lớn hơn bình thường.

Trong giai đoạn hai, các mô bị tổn thương bắt đầu biến thành các dải cứng. Tình trạng viêm và xơ hóa sẽ làm chậm dòng chảy của máu qua gan.

Ở giai đoạn ba, dẫn đến rối loạn chức năng gan bình thường. Gan không thể lưu trữ chất dinh dưỡng. Xơ gan ở giai đoạn này dẫn đến các vấn đề về thận, lá lách và tim.

Ở giai đoạn bốn, bệnh nhân có rất ít cơ hội sống sót và sẽ cần phải lựa chọn ghép gan. Các triệu chứng tăng lên vì gan không thể giải độc máu, dẫn đến trình trạng nghiêm trọng và thậm chí hôn mê. Có thể có lách to, mất khối lượng xương, giảm mật độ xương và suy thận.

Như vậy, trong video ngày hôm nay, các bạn đã biết được những dấu hiệu ngầm cảnh báo bệnh gan từ các triệu chứng của bàn chân, và các giai đoạn của bệnh gan cũng như khả năng có thể cứu chữa được người bệnh ở giai đoạn nào.

[/tintuc]