Top 10 Logo Thế vận hội Olympic đẹp nhất – Lấy cảm hứng từ các giải đấu thể thao được tổ chức từ thế kỉ 8 trước Công nguyên đến thế kỉ 4 trên vùng đất Olympia của Hy Lạp, Thế vận hội Olympic hiện đại được bắt đầu từ năm 1894 và ngày nay đã trở thành đấu trường lớn nhất cho các vận động viên trên toàn thế giới. Trong vòng hai tuần, khán giả trên toàn thế giới đều hướng sự chú ý của mình về những trận tranh tài giữa các vận động viên của hàng chục môn thể thao khác nhau.
Top 10 Logo Thế vận hội Olympic đẹp nhất
Mỗi kì Thế vận hội là một thách thức khổng lồ với các đơn vị phụ trách thiết kế và truyền thông khi cần phải xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu sao cho vừa truyền đạt được tinh thần của một sự kiện thể thao quốc tế lại vừa phải bao hàm được với bản sắc văn hóa và đặc trưng của nước chủ nhà, đồng thời kết hợp được cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong khi lại đủ đơn giản để mọi người ghi nhớ dễ dàng và phù hợp với môi trường hiển thị đa dạng từ các tài liệu in ấn, màn hình điện thoại đến đến các bảng chỉ dẫn và biển quảng cáo khổng lồ ở khu thi đấu thể thao.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 10 biểu tượng Olympic được các chuyên gia đánh giá là có sức ảnh hưởng sâu rộng không chỉ trong thể thao mà còn là những mẫu mực cho việc thiết kế biểu tượng của những năm tiếp theo.
1. Helsinki 1952
Vào thời điểm tổ chức những kì Thế vận hội đầu tiên, biểu tượng cho mỗi kì Olympic hoặc là biểu tượng chung của Olympic hoặc chỉ là một cách điệu của tên địa danh hay đơn giản là hình ảnh của một chiếc huy chương.
Nhưng tất cả đã thay đổi tại Thế vận hội năm 1952 tại Helsinki khi các nhà tổ chức đã sử dụng một thiết kế tuyệt đẹp được lấy cảm hứng từ quốc kì đất nước Phần Lan. Thiết kế đơn màu kết hợp với các hình phẳng mô phỏng tối giản vẫn trông rất nổi bật cho tới ngày nay.
2. Mexico City 1968
Năm 1968, chủ tịch Ủy Ban Tổ chức Olympic Pedro Ramírez Vázquez đã yêu cầu một nhóm nghiên cứu do Lance Wyman đứng đầu: “Tạo một biểu tượng khiến mọi người nghĩ ngay đển Mexico nhưng không phải là hình ảnh của một người Mexico đội mũ vành rộng và ngủ dưới một cây xương rồng.”
Nhóm thiết kế đã hoàn thành được điều đó và hơn thế, họ đã tạo ra một logo tuyệt đẹp mà cho đến ngày nay vẫn được coi là một mẫu thiết kế cổ điển chuẩn mực. Mở rộng năm vòng tròn Olympic để tạo ra các số ’68’, thiết kế tưởng như đơn giản này đã ảnh hưởng đến cả nghệ thuật dân gian và nghệ thuật pop của Mexico những năm 60 – một sự kết hợp rực rỡ giữa truyền thống và hiện đại của đất nước Mexico.
3. Munich 1972
Trong khi hầu hết các nhà thiết kế biểu tượng Olympic tìm cách lồng ghép các đặc điểm đáng tự hào của quốc gia đăng cai thì tại Munich, người khổng lồ kinh tế của Tây Đức đã tự tin đưa ra một chiến thuật khác.
Biểu tượng này đã được thiết kế đặc biệt để tránh tham chiếu đến bất kỳ quốc gia cụ thể nào – sau khi toàn thế giới lên án những kẻ khủng bố đã sát hại 11 vận động viên Olympic của Israel. Lấy cảm hứng mạnh mẽ từ chủ nghĩa hiện đại, nó là hình ảnh của một mặt trời cách điệu với các tia lửa được cuộn thành hình xoắn ốc mang đến cảm giác lạc quan và hi vọng cho tất cả mọi người.
4. Moscow 1980
Được tổ chức vào cao điểm của Chiến tranh Lạnh, đây là một sự kiện lớn của Liên bang Xô viết để thể hiện mình là một quốc gia hiện đại ‘bình thường’. Tuy nhiên, trong một thế giới bị chia rẽ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, và khi đối mặt với một cuộc tẩy chay của Mỹ, các quốc gia cộng sản khác cũng đã được xác định là có thể đứng trước họng súng.
Thiết kế logo không khoan nhượng này là sự phối hợp của biểu tượng Liên Xô (ngôi sao đỏ trên đỉnh đại diện cho sức mạnh của điện Kremlin) và các vòng tròn Olympic trong màu đỏ gay gắt của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Điều này có thể đã ảnh hưởng đến thành tích của một số các vận động viên vào thời điểm đó, nhưng nó vẫn đứng vững đến ngày hôm nay như là tiêu biểu cho một thiết kế tối giản.
5. Los Angeles 1984
Bốn năm sau khi ở Liên bang Xô viết, Thế vận hội đến Mỹ. Được thiết kế bởi Robert Miles Runyan & Associates, biểu tượng là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước như người tiền nhiệm của Liên Xô. Mỗi ngôi sao là một màu trên quốc kỳ Mỹ.
Những ngôi lại được phân chia thành các sọc di chuyển nhanh, phản ánh sự năng động của đất nước và tính thể thao của sự kiện. Thêm nữa, cách các ngôi sao được đính vào các vòng tròn Olympic như là một cách tinh tế buộc “giá trị Mỹ” vào Thế vận hội 1984
6. Nagano 1998
Hầu hết các thiết kế biểu tượng Olympic đã cố gắng kết hợp chữ với hình ảnh của các vận động viên và sản phẩm là một sản phẩm lộn xộn và không tập trung. Là chủ nhà Thế vận hội mùa đông năm 1988, thiết kế ‘snowflower’ của thành phố Nagano là một ngoại lệ.
Với hình ảnh vận động viên đang di chuyển cùng với cái bóng màu xám là một cánh hoa, thiết kế gợi nên cảm hứng và năng lượng hứng khởi cho tất cả mọi người. Sự kết hợp hài hòa giữa thực tế và trừu tượng làm cho đây là một thiết kế hết sức đẹp mắt và ảnh hưởng tới các Thế vận hội tiếp theo.
7. Athens 2004
2004 là một năm bước ngoặt cho Thế vận hội: lần đầu tiên Olympic hiện đại đã trở về với nơi sinh của nó. Được tạo ra bởi Wolff Olins và Red Design, thiết kế này xoay quanh trung tâm là một vòng ôliu vẽ tay (giải thưởng truyền thống dành cho người chiến thắng Olympic) với màu trắng đại diện cho quốc gia.
Nền màu nước biển của biểu tượng là tượng trưng cho biển và đại dương bao quanh đất nước quần đảo này.
8. Bắc Kinh 2008
Với việc Trung Quốc đang nổi lên trong thế kỷ 21 như là một cường quốc kinh tế lớn, biểu tượng cho Thế vận hội 2008, được tạo ra bởi Guo Chunning, chứa trong nó niềm tự hào của quốc gia hàng ngàn năm lịch sử. Là hình ảnh một con dấu đỏ truyền thống ở Trung Quốc (màu của may mắn ở Trung Quốc và là màu của quốc kì), biểu tượng cũng là một phiên bản cách điệu của từ ‘jing “(có nghĩa là ‘sự giàu có’ và là phần thứ hai của tên của thành phố).
Biểu tượng cũng là hình ảnh của một vận động viên điền kinh đang về đích với cánh tay cong khiến người ta liên tưởng đến con rồng trong truyền thống Trung Quốc trong khi cánh tay rộng mở như một lời mời gọi thế giới đến và tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa.
9. Sochi 2014
Không giống như hầu hết logo Olympic (với ngoại lệ của Mexico 68 và London năm 2012), biểu tượng của Thế vận hội Sochi 2014 không chứa một hình vẽ nào. Phần chữ cũng chỉ được viết thường. Và nó thậm chí không đề cập tên chính thức cho sự kiện này mà thay thế nó bằng một URL.
Tạo ra bởi một đội ngũ thiết kế tại Interbrand, ban tổ chức của sự kiện giới thiệu đây là “thương hiệu kỹ thuật số đầu tiên trong lịch sử của phong trào Olympic”. Thiết kế đậm chất tối giản, bằng cách sử dụng hậu tố .ru để nói rằng Sochi là ở Nga. Đồng thời nó cũng phù hợp hơn với các thiết bị di động khi giảm xuống kích thước nhỏ nhất, nó vẫn giữ được độ rõ nét và toàn vẹn thiết kế.
10. Rio 2016
Olympic Rio 2016 với biểu tượng cho sự kiện này đã bước vào đền thờ của những kì Olympic. Đơn giản và thanh lịch, nó truyền tải vô số các chủ đề. Những người tham gia tay trong tay, một tinh thần đoàn kết toàn cầu;
Màu sắc của ánh nắng mặt trời, biển và rừng đại diện cho môi trường của Rio; hình phản chiếu của ngọn núi Sugarloaf nổi tiếng. Công ty thiết kế Tatil ở Brazilian hoàn toàn có thể tự hào về sản phẩm của mình đã góp phần không nhỏ vào thành công của Thế vận hội ở Nam mỹ đầu tiên.
Top 10 Logo Thế vận hội Olympic đẹp nhất
0 Nhận xét