Những quy tắc bất thành văn designer phải biết – Từ lý thuyết lưới đến tỉ lệ vàng, một tập hợp những nguyên tắc cơ bản được các nhà thiết kế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi nhà thiết kế giỏi nên biết về chúng, và bất cứ khóa học thiết kế hay cuốn sách hướng dẫn nào cũng đều bao gồm chúng.


Những quy tắc bất thành văn designer phải biết


Cũng như những quy luật dưới dạng văn bản, thiết kế cũng có những quy luật bất thành văn.
Cũng như những quy luật dưới dạng văn bản, thiết kế cũng có những quy luật bất thành văn.

Tuy nhiên, như bất cứ điều gì khác trong cuộc sống, cũng như những quy luật dưới dạng văn bản, thiết kế cũng có rất nhiều quy luật bất thành văn. Rất nhiều trong chúng ta chỉ học được những quy luật này từ những kinh nghiệm cay đắng khi phã vỡ chúng. Vì vậy, để tiết kiệm cho bạn sự thống khổ này, chúng tôi đã trao đổi với một số nhà thiết kế hàng đầu để tiết lộ những bí mật có thể giúp biến bạn từ một nhà thiết kế tốt thành một nhà thiết kế tuyệt vời.


Đánh dấu trên lịch ngày mà bạn bước vào công cuộc thiết kế know-how. Bạn sẽ không bao giờ làm việc theo cùng một cách.


01. Xác định những gì khách hàng thật sự cần


Một hồ sơ tóm tắt dự án không phải là điểm cuối của cuộc thảo luận, mà nó chỉ là khởi đầu


Đừng bao giờ tiết kiệm thời gian giai đoạn thảo luận. Bạn phải đào sâu hơn và thấu hiểu hồ sơ dự án – hoặc là bạn sẽ phải chỉnh sửa lại công việc của bạn rất nhiều. “Đâu là điều mà khách hàng cố gắng đạt được?” câu hỏi của John Stanyon, giám đốc sáng tạo của Force24. “Bản tóm tắt quy tắc thường là giải pháp thiết kế của khách hàng hơn là vấn đề mà họ muốn vượt qua.” Để tìm hiểu nhiều hơn, đọc 5 things design clients REALLY want (but probably won’t tell you).


02. Khách hàng luôn đúng, kể cả khi họ sai


Bạn đang làm việc cho ai? Khách hàng của bạn. Ai là người hiểu công việc của bạn hơn ai hết? Khách hàng của bạn. “Vứt cái tôi của bạn qua cửa sổ đi,” Adam Morris, nhà thiết kế cấp cao của Made By Many đã nói như vậy. “Chính người dùng mới là nhân tố phán quyết liệu thiết kế của bạn có thành công hay không.”


Adds Graham McDonnell, nhà thiết kế kỹ thuật số kỳ cựu của Stickyeyes: “Thiết kế luôn luôn mang tính chủ quan và cho dù có thể bạn đang nắm bắt xu hướng thiết kế mới nhất, khách hàng của bạn thường biết rõ khán giả của họ hơn bạn.”


03. Đồng ý với kết quả ban đầu


“Hãy đồng ý với kết quả ban đầu” Ben Woolf, giám đốc trải nghiệm sáng tạo thương hiệu tại RPM chia sẻ. “Nghe có vẻ đó là điều hiển nhiên, song rất nhiều dự án được khởi động một cách sốt sắng mà không có sự đồng thuận này.”


Chúng tôi hết lòng tán thành lời khuyên của Woolf. Điều thật sự nguy hiểm là bạn bỏ qua nguyện vọng của khách hàng và rồi họ sẽ khiến bạn bận đến đầu tắt mặt tối. Khách hàng luôn luôn đúng. Nhưng mà họ nên trả công xứng đáng cho những gì bạn làm.


04. Hãy chọn bút mực và giấy đầu tiên


Bút mực và giấy sẽ tập trung tinh thần và giải phóng bạn khỏi những phiền nhiễu
Bút mực và giấy sẽ tập trung tinh thần và giải phóng bạn khỏi những phiền nhiễu

Khi bạn đang phát triển ý tưởng cho một thiết kế, sẽ không gì có thể trực quan hơn một nắm tay với đầy bút mực và giấy. “Nó giúp tập trung tinh thần, giải phóng bạn khỏi những phiền nhiễu và khuyến khích bạn nghĩ đến nội dung,” Michael Ibrahim Heins, nhà thiết kế của Lewis chia sẻ. “Ý tưởng sẽ ghim lên giấy ngay lập tức và giúp bạn ngừng lo lắng về việc chọn kiểu chữ gì hay cột dòng cần phải to ra sao.”


Đồng ý rằng sử dụng máy tính trong sáng tạo đôi khi bị giới hạn hơn là tự do. “Máy tính giới hạn tầm nhìn của bạn tới những gì đã được tạo ra, không phải là khả năng có thể tạo ra những gì,” theo Ed Bolton, giám đốc thiết kế của Fitch.


05. Hãy cứ gác nó lại đã


Đây là một nguyên tắc bất thành văn bởi vì nó dường như là một tư tưởng lạc hậu mà chúng ta đôi khi lãng quên. “Hãy nghỉ ngơi một chút trong quá trình thiết kế và quay trở lại với con mắt tươi mới như là lại đang nhìn thiết kế của bạn lần đầu tiên vậy,” Rob Sterry, nhà tư vấn thiết kế UX tại Foolproof chia sẻ. “Gác lại nó một chút thậm chí lại tốt hơn đấy.”


06. Ổn thôi nếu bạn bắt đầu lại


Đã bao nhiêu lần bạn thực hiện một thiết kế dở tệ, hi vọng rằng bạn có thể cứu vớt nó? Đôi lúc để cải thiện nó – và đỡ tốn thời gian – nên quên chúng đi và bắt đầu lại.


“Nếu bạn không thể tạo ra một ý tưởng – bỏ qua và làm lại thôi,” Martin Wells, giám đốc sáng tạo của onebite khuyên. Chris Clarke, Giám đốc khối văn phòng sáng tạo tại Marketing Agency: DigitasLBi, đưa ra một quan điểm triết lý hơn: “Không bao giờ có đủ thời gian để làm một việc gì đó, nhưng luôn luôn có đủ thời gian để làm điều đó một lần nữa”.


07. Thử nghiệm những thiết kế của bạn thông qua phương tiện truyền thông


Trong những năm gần đây, logo đã được đơn giản hóa để có thể phổ biến hơn thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau
Trong những năm gần đây, logo đã được đơn giản hóa để có thể phổ biến hơn thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau

Các nhà thiết kế website đã học được từ những kinh nghiệm xương máu rằng các trang web phải được kiểm tra trên nhiều nền tảng. Đoán xem? Nhưng ngày nay, những điều chính xác như vậy cũng áp dụng được vào thiết kế đồ họa.


“Nếu thiết kế logo của bạn không theo chuẩn màu đen và trắng trên định dạng 2x2cm, nó sẽ không phải là một thiết kế hợp lệ…” Adrien Raphoz, nhà sáng tạo cấp cao của FCBInferno. Các thiết kế phải được thực hiện thông qua đa phương tiện, bởi vậy, bạn cần xem chúng cả trên giấy, web, trên điện thoại và cả trên những phương tiện khác nữa.


08. Biết khi nào nên dừng lại


Một vấn đề muôn thuở của ngành công nghiệp sáng tạo là làm sao biết được khi nào thì công việc sẽ kết thúc. “Vào thời điểm mà bạn nghĩ rằng cần làm thêm một chút nữa chính là thời điểm bạn nên dừng lại,” Rob O’Neill, nhà thiết kế inhouse tại FindMeaGift.


Scott Walker, Giám đốc thiết kế tại Lewis, đi xa hơn khi nói rằng giai đoạn cuối của quá trình nên bỏ lại một số thứ. “Khi bạn nghĩ bạn đã hoàn thành rồi, hãy thẳng tay gạt bỏ những mảng miếng không cần thiết và bạn sẽ còn lại một tác phẩm rõ ràng và tinh tế hơn.”


09. Làm việc theo giai đoạn


Nhà thiết kế tự do Joe Whitaker cảm thấy: “Làm việc theo giai đoạn là cách tuyệt vời để giữ tính tổ chức và dễ dàng nhìn lại bao quát cả quá trình của một dự án”. Điều này như là một công đôi việc vậy. Nó giúp bạn theo dõi tiến độ của công việc khi bạn đang thực hiện nó. Trong tương lại, bạn sẽ thấy dễ dàng để báo giá cho công việc của mình hơn vì bạn đã có ý tưởng xác định sẵn rằng sẽ mất bao lâu để mỗi công đoạn hoàn thành.


10. Học cách tiếp nhận những phê bình


Khi một nhà thiết kế chuyên nghiệp làm việc với những khách hàng trả tiền, thỉnh thoảng họ sẽ bảo rằng tác phẩm của bạn không được như họ mong muốn. Đừng để điều đó làm bạn đau lòng.


“Học cách tiếp nhận những phê bình là phần khó nhất trong công việc này,” Ed Bolton, giám đốc thiết kế của Fitch chia sẻ, “Đặc biệt khi bạn đang rất tự hào về tác phẩm của mình. Nhưng nếu như không có sự phê bình, sẽ không có sự tiến bộ…”


11. Đọc kỹ hồ sơ tóm tắt


Lời khuyên này từ Steven Scott thật sự rất đáng giá. Đây dường như là một điều hiển nhiên, nhưng là cách dễ dàng để chuyển hướng bất cứ việc gì. “Nghe có vẻ căn bản, nhưng hay luôn luôn đọc bản tóm tắt nhé!” Scott khuyên.


“Đọc qua nó 1 lần, sau đó 1 lần nữa để đánh dấu bất kỳ từ khóa nào. Điều thú bị là bao nhiêu nhà thiết kế sẽ nghĩ rằng họ đã đưa ra được một bản tóm tắt từ một cuộc thảo luận bằng lời.” Bạn sẽ tìm được thêm lời khuyên về việc thực hiện một tóm tắt sáng tạo tại đây.


12. Nhận thù lao trước


Chúng tôi để dành lời khuyên cuối cùng cho Joe Morris, giám đốc thương mại của Tonik: “Hãy nhận tiền trước.” Hơi thô lỗ và đi thẳng vào vấn đề – nhưng trong cái thời đại thắt lưng buộc bụng này thì bạn phải nghĩ đến việc nhận tiền trước. Lấy phần trăm khoản trả trước nhiều hơn so với công việc bạn làm thể hiện việc khách hàng của bạn nghiêm túc trong việc thực hiện cam kết.



Những quy tắc bất thành văn designer phải biết