Devils Corner – Tòa nhà container độc đáo – Dọc theo bờ biển phía đông của Tasmania, Devil’s Corner Cellar Door and Lookout tọa lạc tại một trong những vườn nho lớn nhất của khu vực này với tầm nhìn toàn cảnh bán đảo Freycinet. Mở cửa trở lại vào tháng 12 năm 2015, công trình đã tạo ra một trải nghiệm du lịch mới và độc đáo với hướng nhìn toàn cảnh bờ biển Tasmania.
Devils Corner – Tòa nhà container độc đáo
Được thiết kế bởi Cumulus Studio Tasmania, Devil’s Corner Cellar Door and Lookout là điểm thăm quan cho du khách của hãng rượu Brown Brothers ở Apslawn, Australia.
The Cellar Door là khoảng không gian sân để nghỉ ngơi được thiết kế như một “tập hợp lỏng lẻo” của các ngôi nhà gỗ, thông qua một cấu trúc thẩm mỹ hiện đại vừa mộc mạc, vừa mang nét truyền thống của những trang trại, nông thôn. Nguyên tòa nhà lắp ghép linh hoạt bởi một loạt các tấm gỗ pallet bọc container, Cellar Door có thể dễ dàng để mở rộng ra hơn nữa, kết hợp với quan cảnh thoáng đãng và bữa ăn miễn phí, nơi đây cung cấp một địa điểm lý tưởng cho các sự kiện diễn ra theo mùa.
The Lookout là phần quan trọng của thiết kế, không chỉ mang lại một tầm nhìn trực quan mà còn như một cách giải thích cho nguồn gốc tên loại rượu Devil’s Corner nổi tiếng. Ba không gian riêng biệt khác nhau và độc đáo của trang tòa nhà là Sky, Horizon và Tower, điểm cung cấp tầm nhìn cao và rộng của vịnh.
Toàn bộ cấu trúc của Lookout chính là các container bên trong. Thiết kế đảo ngược thẩm mỹ tiêu biểu của thép, thay vì “lát tường” các tòa nhà bằng thép, kiến trúc sư đã “dấu” chúng vào bên trong và dùng các tấm ốp gỗ bên ngoài (có vai trò như là một kết cấu trực quan bên ngoài) thể hiện sự gắn kết và liên tưởng đến những trang trại của vùng.
Thép là một vật liệu lý tưởng cho các dự án vì số lượng lớn các cấu trúc lắp ghép được làm sẵn, thời gian sử dụng tương đối lâu và vận chuyển thuận lợi tới các địa điểm xa. Cấu trúc của các tòa nhà và tháp Devil’s Corner được làm từ container lắp ghép và tùy chỉnh. Kiến trúc sư của Cumulus Studio đã lựa chọn chất liệu này không chỉ vì kích thước của modul dễ dàng di chuyển mà còn vì tính toàn vẹn của cấu trúc và tính linh hoạt vốn có của thép cùng khả năng tùy chỉnh, thay đổi linh hoạt. Tổng cộng có 10 container đã được sử dụng, 5 container cho The Lookout và 5 container còn lại cho khu vực xung quanh.
Điều không thể không nhắc đến về sự lựa chọn hoàn hảo của chất liệu container trong việc xây dựng Lookout nói riêng, chính là cấu trúc tòa nhà được dựng lên một cách nhanh chóng. Mỗi container được sửa đổi theo những cách khác nhau cho 3 không gian, Sky quay cắt Lookout từ hai phần của một container và ráp lại; Horizon làm cầu nối giữa đất liền với Lookout và Tower là tòa tháp dựng đứng với các cấu trúc gỗ ốp xung quanh cùng các container kết thúc như các điểm ngắm cảnh trên cao. Bên trong, lối dẫn duy nhất là một cầu thang bằng thép để đến các điểm ngắm cảnh này, nơi cung cấp tầm nhìn cảnh quan khu vực.
Các dự án khác của hãng rượu Brown Brothers luôn tiêu biểu cho việc tạo các địa điểm du lịch lý tưởng để trải nghiệm thưởng thức cảnh quan. Cũng như trước đây, họ đã chuyển đổi một nhà máy bơm Art Deco thành một khách sạn nằm phía trên hồ nước sâu nhất ở Úc, Devil’s Corner Cellar Door and Lookout là một công trình ấn tượng nổi bật tiếp theo của Brown Brothers.
Devils Corner – Tòa nhà container độc đáo
0 Nhận xét