Chỉ có một Seb Lester nhưng trong người đàn ông sinh năm 1972 này lại là tài năng của một thợ in, nhà thư pháp, nhà thiết kế đồ họa người Anh với một sự nghiệp lẫy lừng. Từ việc tạo nên thương hiệu cho các công ty nổi tiếng đến những bản vẽ tay đầy tính hài hước hay những video có sức lan tỏa mạnh mẽ trên YouTube, Seb Lester là thần tượng của biết bao người yêu chữ sáng tạo.


Seb Lester - Thần tượng của độc giả yêu thích Typography
Seb Lester – Thần tượng của độc giả yêu thích Typography

Seb Lester – Thần tượng của độc giả yêu thích Typography


Chân dung nhà thiết kế Seb Lester
Chân dung nhà thiết kế Seb Lester

Trước khi xem những bức ảnh về chữ viết của ông hãy cùng iZdesigner xem video này để xem độ chân thực của những bức ảnh đó:


https://www.youtube.com/watch?v=YVaC03w4eK0


Kết hợp màu sắc, cách thức, tài năng, sự khéo léo vào những con chữ để biến chúng thành một hình thức nghệ thuật đẳng cấp là công việc không dễ dàng – nhưng nhà thiết kế Seb Lester đã dành trọn thời gian của mình chỉ để làm việc này – đưa thư pháp vẽ tay vào thế kỷ 21. Ông có một tình yêu với chữ viết nhiều hơn chúng ta tưởng. Kiểu chữ thư pháp được nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt hơn. Trong năm năm qua, ông đã trở thành một trong những nhà thư pháp được theo dõi nhiều nhất trên thế giới với gần hai triệu tài khoản cập nhật các tác phẩm thư pháp hàng ngày của ông trên các trang mạng xã hội như Instagram và Facebook.


Tòa nhà trông sang trọng và đẹp đẽ hơn rất nhiều
Tòa nhà trông sang trọng và đẹp đẽ hơn rất nhiều

iZdesigner-seb-lester-tuong-cua-doc-gia-yeu-thich-typography-4


Ông đã tạo ra nhiều logo và hình minh họa cho các công ty lớn và nổi tiếng, nhiều nhà xuất bản và các công ty tổ chức sự kiện trên thế giới. Khách hàng của ông bao gồm cả các ông lớn như NASA, Apple, Nike, Intel, tạp chí The New York Times, hay biểu tượng cho Thế vận hội mùa đông Vancouver 2010 và tái tạo lại tác phẩm cuối cùng của JD Salinger “The Catcher in the Rye”. Trước đây, ông làm việc với vai trò là một nhà thiết kế chữ tại Monotype khoảng chín năm, ông tạo ra nhiều kiểu chữ cho các thương hiệu quen thuộc bao gồm British Airways, Intel, Waitrose, The Daily Telegraph, H&M và Barclays. Kiểu chữ của ông đã được thương mại hóa, chúng được sử dụng vô cùng phổ biến trong khi ông hoàn toàn không biết gì về điều đó. “Kiểu chữ, bạn không bao giờ phải đi tìm nó. Thành quả của tôi có mặt ở cả mặt sau của xe buýt, chai nước cam và thậm chí là cả gói bột tẩy rửa”.


iZdesigner-seb-lester-tuong-cua-doc-gia-yeu-thich-typography-5


Những thương hiệu nổi tiếng được vẽ bằng tay
Những thương hiệu nổi tiếng được vẽ bằng tay

Ông nhận được nhiều lời mời phỏng vấn của BBC và The Independent chia sẻ về phông chữ trên poster phim và bìa album. Những tác phẩm của ông cũng là điểm nổi bật trong The Guardian, The Times, Creative Review và các ấn phẩm khác trên toàn thế giới.


Quay trở lại quá khứ, Lester học thiết kế đồ họa tại trường Central Saint Martins vào những năm 1990, trước khi mà máy tính được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này. “Vào tất cả những thời gian rảnh hoặc là tôi chiến đấu cùng chiếc xe đạp BMX hoặc là vẽ và vẽ”.


iZdesigner-seb-lester-tuong-cua-doc-gia-yeu-thich-typography-7


Chữ nghệ thuật của ông còn được coi là đẹp hơn so với font chữ trong máy tính
Chữ nghệ thuật của ông còn được coi là đẹp hơn so với font chữ trong máy tính

Không lâu trước khi bắt đầu loại hình vẽ tay theo cách của riêng mình thì Lester đã “giật mình bởi những sức mạnh đồ họa” của Neville Brody với nghệ thuật logo đỉnh cao Ambigram.


“Ở đại học, tôi đã thực sự quan tâm đến khả năng minh họa của các mẫu tự”, Lester cho biết. “Tôi thấy hào hứng và có một cảm giác khác lạ đối với chữ cái”. Vừa tiếp tục theo đuổi các kiểu chữ sáng tạo khác như là vẽ hay chữ minh họa, Lester ngày càng bị thu hút bởi Typography – Nghệ thuật chữ. “Đó là một thứ mà tôi ngay lập tức có thể bắt nhịp với Typography, nó gần như đã chọn tôi. Tôi thích nhiếp ảnh và hội họa, nhưng tôi lại có một cảm xúc như là đã tồn tại từ rất lâu rồi đối với chữ nghệ thuật”.


Sau một thời gian mạo hiểm vào hoạt hình 3D (“Hầu như không ai thích công việc minh họa 3D của tôi. Tôi đã đau khổ rất nhiều nhưng thất bại là chìa khóa để thành công” – theo Lester) nhà thiết kế quyết định “trở lại vấn đề cơ bản” và tạo ra bản in thư pháp đầu tiên của mình vào năm 2008.


iZdesigner-seb-lester-tuong-cua-doc-gia-yeu-thich-typography-9


Không đơn giảm chỉ là chữ mà trong đó còn khả năng sáng tạo không ngừng
Không đơn giảm chỉ là chữ mà trong đó còn khả năng sáng tạo không ngừng

“Làm Calligraphy – thư pháp đã làm cho tôi thấy mình giống một nghệ sĩ và một nhà thiết kế hơn”, ông nói. “Nó thực sự được coi là dấu vết phục hưng tại thời điểm này. Tôi đang cố gắng để giữ cho nó có thể tồn tại ở thế kỷ 21. Có một sự táo bạo, và kì quái bên trong các bản thư pháp của tôi, nhưng nó lại được chống đỡ bởi khung sườn chắc chắn. Mọi người vẫn đánh giá cao chữ viết tay, nó có sự hài hòa và cân đối về tỷ lệ”.


Lester có thể được coi là nhà thư pháp John Stevens, những tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng cho Lester, nhưng có một điều là thư pháp trước đây sử dụng mẫu ký tự của người Roman cách đây 2000 năm, còn bây giờ thì Lester sử dụng mẫu ký tự Latin, ông cũng sử dụng sức mạnh của công cụ kỹ thuật số để phục vụ cho công việc của mình.


iZdesigner-seb-lester-tuong-cua-doc-gia-yeu-thich-typography-11iZdesigner-seb-lester-tuong-cua-doc-gia-yeu-thich-typography-12


“Khi bạn biết kết hợp cả hai, đó là khi bạn có được kết quả tốt nhất. Các công cụ kỹ thuật số kiểm soát rất tốt, trong khi công cụ thư pháp nắm bắt được bản chất, sức sống và năng lượng của mỗi chữ cái.”



Seb Lester - Thần tượng của độc giả yêu thích Typography