Sự nghiệp của kiến trúc sư người Anh David Chipperfield (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1953) đã kéo dài nhiều thập kỷ và trên nhiều châu lục. Ngoài vai trò là một kiến trúc sư, ông còn là một nhà thiết kế và một giáo sư giàu kinh nghiệm.


Sự nghiệp của kiến trúc sư người Anh David Chipperfield
Sự nghiệp của kiến trúc sư người Anh David Chipperfield

Ông học tại Trường Nghệ thuật Kingston London (nay là Đại học Kingston) và Hiệp hội Kiến trúc London. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình vào cuối năm 1970. Thời kì này, kinh tế đang ở trong tình trạng ảm đạm và kiến ​​trúc hiện đại dường như đã bốc hơi. “Kiến trúc lúc đó thực sự rất khó khăn”. Có cảm giác hoang mang và bối rối trước kiểu kiến trúc hiện đại nhưng đồ sộ, thô kệch, công chúng đã mất niềm tin trong thiết kế hiện đại. “Kiến trúc lúc này chỉ còn lại lớp vỏ bọc, nó không còn giá trị tinh thần nào cả”, ông nhớ lại. “Kiến trúc đã bị xã hội ghét bỏ, kiến trúc hiện đại không được tán thành, sự chán ghét này là điều dễ hiểu vì trung tâm thành phố mà nhìn thật tồi tệ”.


Chipperfield đã làm việc cho Richard Rogers, và sau đó cho Norman Foster. Từ năm 1984, ông là đầu tàu của công ty David Chipperfield Architect, một công ty kiến trúc đạt được nhiều giải thưởng trong ngành với hơn 180 nhân viên làm việc tại văn phòng ở London, Berlin, Milan và Thượng Hải. Bước ngoặt lớn đầu tiên của ông là thiết kế một cửa hàng trên đường Sloane cho nhà thiết kế thời trang Nhật Bản Issey Miyake. “Sứ mệnh” tại Nhật Bản của ông cũng bắt đầu ngay sau đó. “Tôi thường ở một tháng khi đến đó trong vòng 5 năm. Ba tòa nhà đầu tiên của tôi là ở Nhật Bản. Nhật Bản khẳng định niềm tin vào chủ nghĩa hiện đại. Đất nước này có một sự nhạy cảm và đặc biệt chú ý vào những điều đơn giản”.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-2


Kiến trúc sư David Chipperfield được biết đến là một người có phong cách cách thiết kế tối giản, thoáng mát, có chuyên môn trong xây dựng và phục hồi bảo tàng. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông cùng các cộng sự trong công ty bao gồm việc xây dựng sân banh tại Quảng trường St. Pancras ở London, Musée des Beaux ở Reims, Pháp, và phục hồi Bảo tàng Neues ở Berlin,…


Nhiều kiến trúc sư dường như quyết tâm thiết kế để gây sốc và làm công chúng giật mình. Những công trình của Chipperfield thật sự nổi bật, nhưng không gây ồn ào để thu hút sự chú ý. Việc mở rộng bảo tàng của ông ở Zurich và Essen là một sự pha trộn liền mạch của cũ và mới. Hay cho dù đó là một khách sạn cao tầng ở Hamburg hay một trung tâm mua sắm ở Innsbruck, ông chỉ ra rằng kiến trúc hiện đại có thể cùng tồn tại với môi trường xung quanh của nó, miễn là nó được tối giản để phù hợp với phong cách và quy mô ở địa phươg đó. “Làm thế nào bạn có thể xây dựng một tòa nhà ở một nơi mà để nó chỉ thuộc về nơi đó? “ông nói về phong cách tối giản của mình.


Ông nhận được giải thưởng Andrea Palladio vào năm 1993, huy chương vàng Heinrich Tessenow vào năm 1999, giải thưởng RIBA Stirling vào năm 2007, giải thưởng Praemium Imperiale của Nhật Bản vào năm 2013 và là người được xuất sắc được nhận giải thưởng Sikkens Prize 2015 của Hà Lan,…. Thực tế ông đã nhận được hơn 50 giải thưởng cho những thiết kế xuất sắc từ nhiều cuộc thi trên thế giới. Chipperfield cũng giảng dạy tại các trường đại học ở Áo, Ý, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ. Chipperfield còn là một thành viên danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ và Bund Deutscher Architekten của Đức, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Vương quốc Anh (DBE) vào năm 2004. Năm 2012, Chipperfield làm giám tuyển cho Venice Biennale Architecture.


Cùng iZdesigner xem những lí do vì sao David Chipperfield được coi là người mang lại sức sống cho các công trình lịch sử


Chipperfield giỏi trong việc tu bổ các công trình lịch sử nhưng có một sự kết nối lịch sử và hiện đại. Phục hồi bảo tàng Neuse là sự kết hợp ăn ý của David Chipperfield Architects và Julian Harrap. Bảo tàng Neues ở Berlin là một trong những công trình quan trọng nhất của ông. Bản gốc cấu trúc năm 1859 đã bị đánh bom trong Thế chiến II. Bảo tàng mới được trùng tu vào năm 2009 và trưng bày các hiện vật về Ai cập cổ đại và thời tiền sử. Công trình là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và phong cách kiến trúc hiện đại. Khi việc sửa chữa bắt đầu, các kiến trúc sư nói, “Đó là rõ ràng rằng sự hư hại nhưng không nên được hiểu đó là một cái nền cho một kiến trúc hoàn toàn mới, nhưng phục hồi lại chính xác những gì đã bị tàn phá trong chiến tranh cũng không thể coi là một lựa chọn tốt đẹp. Các phòng triển lãm mới được xây dựng với chất liệu chính là xi măng trắng trộn với những mảnh vụn đá cẩm thạch Saxonian. Cầu thang chính được xây dựng lặp lại bản gốc nhưng không sao chép lại, một hội trường lớn với phần lớn vật liệu là gạch.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-3


Bảo tàng Neuse bị tàn phá trong chiến tranh…




….và bảo tàng Neuse sau khi được phục hồi


Chipperfield là bậc thầy sử dụng vật liệu tu bổ cho các kiến trúc lịch sử. Tại Royal Cafe gần Piccadilly Circus, London, vật liệu mới đã được lựa chọn để bổ sung cho việc xây dựng lại. Đá cẩm thạch Giallo Sienna được tiếp tục sử dụng. Sàn gỗ sồi kết nối một sảnh cũ với các không gian đã được tân trang lại: sảnh chờ, phòng ăn riêng, phòng họp hay cũng là phòng kinh doanh. Diện mạo mới của Royal Cafe được tạo ra bằng cách sử dụng vật liệu truyền thống vừa giản dị nhưng rất sáng tạo.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-7iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-8


Royal Cafe tinh tế


Công việc của ông là mở rộng công trình nhưng với phương châm tôn trọng môi trường xung quanh. Tại Bảo tàng Nghệ thuật Saint Louis, nói một cách đơn giản thì nó là một gian triển lãm nằm nép mình giữa các bảo tàng của Cass Gilbert và vườn cây xanh bao quanh. Công trình mới này đề cao bối cảnh xung quanh giảm thiểu tác động trực trực tiếp của nó đến thị giác người xem, tổng thể công trình được bao trùm bởi những tấm kính từ sàn nhà lên đến trần. Hệ thống trần được thiết kế giống như những phim đàn cung cấp ánh sáng gián tiếp đến các phòng trưng bày bên dưới.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-9iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-10


Trần nhà sáng tạo với những ô ánh sáng dạng phím đàn


Một công trình phức tạp, việc trùng tu rắc rối nhưng với Chipperfield sẽ trở nên đơn giản và độc đáo hơn. James Simon Galerie ở Berlin nằm ở mặt tiền phía Tây Nam của Neues Museum. Tòa nhà mới là sự kết hợp các đặc điểm của các tòa nhà hiện có với các kiến trúc lịch sử. Công trình xây trên một bệ tường với những hàng cột giống với Bảo tàng Pergamon.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-11iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-12


Rộng rãi và đặc sắc là 2 từ để mô tả công trình này


Không chỉ là việc trùng tu, phục hồi, bảo tàng mới của Chipperfield cũng rất thành công. Bảo tàng Museo Jumex ở Mexico là hoàn toàn mới, một kiến trúc theo phong cách tự do. Tọa lạc trên một vùng tam giác trong khu vực Polanco Mexico City, bảo tàng mới này trưng bày một trong những bộ sưu tập tư nhân lớn nhất của nghệ thuật đương đại ở Mỹ Latinh – Colección Jumex. Bỏ qua kiến trúc của các tòa thương mại lớn, đây là một phần của dự án tái phát triển đô thị.




Ẩn mình giữa các công trình lớn nhưng Museo Jumex không bị chìm trong đó mà còn nổi bật bởi kiến trúc độc đáo


Ông có kinh nghiệm tạo không gian mới mẻ cho các phòng trưng bày. Ông tạo ra một không gian trưng bày đặc biệt. Tại Hepworth Wakefield ở Bắc Yorkshire, phòng trưng bày chức năng được liên kết bởi một cửa ra vào, và được chiếu sáng bởi ánh sáng ban ngày đi vào qua một khe hở phía trên của tòa nhà. Khe ánh sáng chạy toàn bộ chiều rộng của không gian, các góc của trần đã được tính toán để nhận được ánh sáng khuếch tán, trong khi các cửa sổ lớn để ngắm phong cảnh bên ngoài.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-16


Hình dáng công trình hết sức tối giản


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-17iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-18


Bên trong phòng trưng bày có thiết kế trần độc đáo để hứng ánh sáng


Ông xây dựng các công trình hiện đại, nhưng lại nằm trong một bối cảnh đô thị có tính lịch sử. Peek & Cloppenburg Flagship Store tại Vienna phán ánh lại các công trình lân cận nhưng điểm nổi bật là mở rộng đường viền ra ngoài, và tạo ra một phiên bản hiện đại của kiến trúc ở cả 3 mặt.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-19iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-20


Một tòa nhà hiện đại lạc giữa một thành phố đậm chất lịch sử


Công trình có thể hoạt động trong nhiều bối cảnh. Europaallee 21 là một cấu trúc hiện đại đã trở thành tòa nhà nổi tiếng trong quá khứ, Chipperfield đã làm nó mới mẻ hơn nữa, tích cực làm việc để giải quyết vấn đề bối cảnh công trình.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-21iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-22


Tòa nhà với vật liệu chủ yếu từ kính


Những công trình mở rộng luôn trở thành một phần không tách rời của các công trình lớn. Trong việc nâng cấp và mở rộng Friedrichstrasse ở Berlin, Chipperfield sử dụng gạch tái chế để mở rộng trên đỉnh trường học cũ. Việc chuyển đổi từ cũ sang mới, có sự pha trộn giữa các không gian bên trong cũng như bên ngoài, nơi mà các cấu trúc tinh tế vẫn còn giữ được vẻ trường tồn.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-23


Tính hiện đại thể hiện rõ trên phần mở rộng trên đỉnh tòa nhà


Phong cách thiết kế của ông phù hợp với các công trình kiến trúc lịch sử. Trong thiết kế của mình cho Ravelins of Castello Sforzesco tại Milan, với cấu trúc trung cổ hiện tại đặc sắc, hình dáng mới đã trở thành phần mở rộng tòa nhà hiện có. Chipperfield tìm cái mới trong cái cũ, nổi bật hoặc tương phản nhưng không bị mất đi giá trị cũ.


iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-24iZdesigner-su-nghiep-cua-kien-truc-su-nguoi-anh-david-chipperfield-25


Kiến trúc cũ và kiến trúc mới có sự hòa trộn khó nhận ra



Sự nghiệp của kiến trúc sư người Anh David Chipperfield