Quá trình thiết kế của mỗi kiến trúc sư là cực kỳ cá nhân và đầy sắc thái. Ví dụ, tôi có một số công cụ mà chắc chắn phải dùng đến như một nghi thức khi bắt đầu một dự án. Đầu tiên là một bút chì yêu thích với trọng lượng nhẹ, một barrel kích thước trung bình và một grip chóp mỏng, nạp thêm một đầu dẫn HB trọng lượng trung bình, không quá mềm cũng không quá cứng. Nó có 1 kẹp gãy ở đầu và một nút nhỏ màu xanh gần ngón tay cái của tôi để có thể dễ dàng điều khiển.
Với chiếc bút chì trong tay, tôi bắt đầu mọi thiết kế của mình, ghé thăm website của dự án, viết, ghi chú và phác thảo trong một sketchbook chia vạch bỏ túi. Tôi mang theo mình một bó nhỏ những cái bút chì Prismacolor – kem sáng, xanh da trời, xanh lá cây May, xám Pháp, vàng nâu, đỏ oxide – để điền vào các dòng công việc trong bản phác thảo của tôi và đề nghị đặt hàng. Nó phải được thực hiện theo cách này đối với tôi, và tôi biết rằng khi tôi trang bị ch0 mình những công cụ này, các ý tưởng sẽ tuôn trào một cách dễ dàng.
Trong khi thói quen của mỗi kiến trúc sư sẽ mang tính cá nhân và thể hiện phong cách riêng, những thói quen kiến trúc mang tính rộng lớn mà chúng ta chia sẻ lại đặt nền móng cho những thiết kế tuyệt vời.
Dưới đây là 8 (trong rất nhiều) thói quen giúp bạn trở thành một kiến trúc sư thành công trong quá trình thiết kế:
1. Họ kể những câu chuyện hấp dẫn.
Ký ức của chúng ta về bất cứ nơi nào vốn đã gắn liền với những câu chuyện. Một mái nhà kể câu chuyện về những vị khách đặc biệt, ở một nơi đặc biệt, trong một thời điểm đặc biệt làm phong phú thêm những trải nghiệm và mang đến cho nó một lý do để tồn tại.
Một kiến trúc sư được dạy từ rất sớm trong các trường học thiết kế để lên ý tưởng các dự án bằng cách đưa ra một câu chuyện mà theo truyền thống được gọi là một parti.
Một parti giống như một cuốn số quy tắc, bằng cách đó nó cho phép chúng ta nhìn lại khi chúng ta đang bị mắc kẹt trong một mớ phân vân không biết nên làm gì tiếp theo. Nó tổ chức lại những suy nghĩ và hướng dẫn cách tốt nhất để liên hệ giữa câu chuyện với thiết kế của chúng ta.
Các câu chuyện có thể tuôn chảy từ một cái điều gì đó cụ thể – ví dụ, một cây được yêu quý để bảo tồn – hoặc một cái gì đó tổng quát hơn, chẳng hạn như, “Tất cả các căn phòng phải có ánh sáng tự nhiên.” Nó có thể xuất hiện từ yêu cầu cụ thể của khách hàng: “Làm ơn không để cái gì màu trắng” hoặc hình dạng của khu nhà. Nó có thể áp dụng cho mọi cấp độ của các vấn đề thiết kế, thậm chí cho cả việc cải tạo, trang trí những cấu trúc nhỏ.
Tìm kiếm và dẫn dắt những ý tưởng lớn hơn và tạo ra một câu chuyện xung quanh, nó thâm nhập vào mọi quyết định thiết kế với ý riêng của nó.
2. Họ chấp nhận rủi ro.
Chấp nhận rủi ro để làm điều gì đó khác thường là một phần của bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào. Suy nghĩ lại, tưởng tượng lại, thao tác lại và phát minh ra cách thức mới để làm những điều cũ – trong khi các định luật vật lý vẫn áp dụng, thậm chí cả lực hấp dẫn cũng có thể được thử thách. Nói như vậy không có nghĩa rằng mọi thứ đều đòi hỏi sự đổi mới hoặc hành động táo bạo, nhưng nhìn vào một vấn đề thông qua một lăng kính khác thường cho thấy các giải pháp thú vị mà không dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Dưới đây là một trong những thiết kế yêu thích mà tôi cho là táo bạo: cửa 8-foot. Kích thước cửa tiêu chuẩn là 6 feet + 8 inch chiều cao và 3 feet chiều rộng, và gần như tương quan với hình dáng con người. Khi thay thế một tấm 8-foot, sự khác biệt là ngay lập tức nhận ra được. Chỉ cần một hành động mở cánh cửa này thôi đã buộc bạn phải cảm nhận được trọng lượng và chiều cao của nó.
Chắc chắn là cửa ra vào 8-foot sẽ đắt hơn, nhưng hiệu quả nâng cao là một yếu tố thiết kế tiêu chuẩn từ xưa đến nay và được đặc biệt chấp nhận. Cánh cửa cao hơn có thể cho phép nhận ánh sáng nhiều hơn khi phủ kính, và tỷ lệ cân đối của chúng hoàn toàn có thể định hướng lại, không gian nhỏ hẹp, giống như hành lang này, làm cho chúng có vẻ lớn hơn. Tôi sử dụng chúng thường xuyên trong không gian với trần nhà 8-foot nơi cánh cửa được mở ra, nó như thể toàn bộ bức tường đã biến mất.
3. Họ chú trọng các chi tiết.
Kiến trúc tìm cách giải quyết vấn đề từ chính trái tim của mình, nhưng đó là cách để chúng tôi có thể giải quyết những vấn đề đó – chất thơ mà chúng tôi mang đến trong từng giải pháp – tách cái tốt ra từ cái xấu.
Có thể để giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng ở đây các nhà thiết kế đã chọn một cách tối giản nhất, có thể biểu hiện dễ dàng ra bên ngoài. Màu xám của dây cáp thép mỏng không gỉ phù hợp với cầu thang cuốn bê tông, và sự liên kết này là do cố ý và được xem xét kỹ lưỡng.
Chi tiết rất quan trọng bởi vì chúng thường là những điều chúng ta đang cố gắng nắm bắt nhất trên một cơ sở hàng ngày. Có nghĩa là phương tiện để tất cả các thành phần ăn khớp với nhau trong một cấu trúc chính là các chi tiết.
Kiến tạo những gì mà các kiến trúc sư gọi là “một gia đình của các chi tiết” để thống nhất một dự án. Các khuôn mẫu chiều ngang của bức tường bọc gỗ tham khảo các bức tường bê tông dạng tấm mạch bên trái. Mặc dù chúng làm bằng vật liệu khác nhau, những lại có cùng một ngôn ngữ. Điều này cũng có thể áp dụng cho phần cứng sử dụng trong dự án – ví dụ, tất cả các cửa ra vào có thanh kéo bằng thép không gỉ, hoặc tất cả các đường ống nước đều có góc cạnh và làm bằng vật liệu niken.
4. Họ luôn đơn giản hóa.
“Khả năng đơn giản hóa có nghĩa là loại bỏ những thứ không cần thiết để phần cần thiết có thể lên tiếng,” họa sĩ Hans Hofmann nói. Thông thường chúng ta để những hành động phức tạp như một đại diện cho sự thu hút. Kiến trúc sư được đào tạo để tối giản các thành phần cần thiết. Nếu nó không có bất cứ chức năng nào, sự cần thiết của nó nên được đánh dấu hỏi.
Sau đây là một số chỉ dẫn để sự đơn giản hóa có thể làm cho thiết kế mạnh mẽ hơn:
+ Hình dạng đơn giản: Thường tiết kiệm chi phí hơn, dễ dàng hơn để xây dựng và trông vẫn bắt mắt nếu không trang trí.
+ Một bảng vật liệu đơn giản: Tối đa hai hoặc ba vật liệu. Đặt ra quy tắc cho cách mỗi vật liệu sẽ được sử dụng. Bằng cách thay đổi dạng của một vật liệu – từ mịn sang thô chẳng hạn – bạn có thể đạt được sự đa dạng mà không phức tạp.
+ Trang trí sắp đặt đơn giản (hoặc không)
+ Cửa sổ đơn giản: Chọn hai kích cỡ cửa sổ – một cho không gian lớn, một cho những chỗ nhỏ.
+ Để lộ một số kết nối giữa các vật liệu. Các mối nối kín thường tốn nhiều chi phí và thời gian chuyên sâu để thực hiện.
5. Họ thiết lập trật tự.
Các nhà thiết kế thích áp dụng các nguyên tắc trật tự lên mọi thứ, ở mọi cấp độ.
Đương nhiên, sự cần thiết của việc thiết lập trật tự phân cấp – Về cơ bản điều đó có nghĩa là bạn phải quyết định xem những gì là quan trọng và có thể trì hoãn những thứ khác vì nó.
Mỗi khi bắt đầu một dự án thiết kế mới, tôi thường đánh giá 3 điều chính sau: vị trí xây dựng, khách hàng và ngân sách. Các chủ đề bao quát được bắt nguồn từ ý tưởng khẳng định được sức hút mạnh nhất, và tôi bắt đầu tạo ra một câu chuyện xung quanh ý tưởng đó. Đó là nơi trật tự được bắt đầu.
Bất kể sức hút mạnh như thế nào, nó luôn quay vòng trở lại với địa thế, nơi mà tôi xác định những đặc tính chủ yếu nào (quang cảnh, địa hình, các cấu trúc khác) là quan trọng nhất.
Trước khi quyết định xem tòa nhà sẽ trông như thế nào (hình dáng), chúng tôi phải nghĩ đến và đặt trình tự các không gian trong tòa nhà, từ nơi công khai nhất đến nơi riêng tư nhất, và quyết định cách chúng ta sẽ đến và trình tự các không gian sẽ bày ra trước mắt.
Cải tiến các nguyên tắc trình tự thường gặp bằng những cấu trúc hiện tại đang thiếu: ánh sáng tự nhiên, khoảng không, sự kết nối với không gian ngoài trời, .v.v.. Đối với một số dự án, tôi thậm chí còn tiến xa hơn đến việc phát triển một rulebook để thiết lặp những module cụ thể, hệ thống lưới, nguyên vật liệu và chỉ dẫn thêm module vào cấu trúc trong tương lai.
Cuốn sách tuyệt vời về kiến trúc sắp đặt tối giản: Form, Space and Order, thực hiện bởi Francis Ching, cuốn sách cần phải đọc của các sinh viên kiến trúc năm nhất, và đây vẫn sẽ là cuốn sách để cá nhân tôi tìm kiếm nguồn cảm hứng, đặc biệt liên quan đến trật tự (Order).
6. Họ lặp lại, lặp lại và lặp lại.
Sự lặp lại là một điều tốt trong kiến trúc. Những thành tố trong chủ đề chung được lặp đi lặp lại giúp củng cố thói quen của những trật tự đã được thiết lập. Cửa sổ, cửa chính, cột, dầm, vật liệu,… là tất cả những thành phần của một cấu trúc trong xây dựng.
Sự lặp lại không đồng nghĩa với sự nhàm chán, thay vào đó nó hợp nhất một thiết kế. Lặp lại khuôn mẫu, nguyên vật liệu, mạng lưới và tỷ lệ là nền tảng của trật tự kiến trúc. Nguyên tắc chủ yếu của sự lặp lại lấy tối thiểu là ba của bất cứ thứ gì để thấy được ích lợi của chúng. Nếu hai là tốt thì ba là tốt nhất.
Sự lặp lại không chỉ có ý nghĩa từ quan điểm kinh tế, mà nó còn cung cấp một điểm tham chiếu và nền tảng để làm nổi bật những gì chúng ta cho là thật sự quan trọng, đặt nền móng cho thói quen tiếp theo của chúng ta.
7. Họ phá vỡ các nguyên tắc.
Điều kiện tiên quyết cho điều này là các thói quen trước đây. Ngay khi chúng ta có một khuôn mẫu của sự lặp lại đã được thiết lập, chúng ta có thể quyết định nên phá vỡ các nguyên tắc ở đâu. Tưởng tượng một loạt các cửa sổ được xếp trên một mạng lưới trật tự. Cửa sổ nào phá vỡ nguyên tắc này sẽ phải được thực hiện bởi một nguyên nhân thật quan trọng và đặc biệt, như góc nhìn ra một tán cây hoặc một tầm nhìn xa xôi.
Với một trật tự lặp lại như là một nền tảng, sự phá vỡ nguyên tắc được tính toán để đảm bảo hàm chứa những ý nghĩa đặc biệt. Sự lặp lại này cũng được cân bằng để giữ cho tổng thể không bị cứng nhắc và đơn điệu.
Chiếc cầu thang này minh họa rõ nét sức mạnh của việc phá vỡ những nguyên tắc. Hãy nhìn vào sự đơn giản trong không gian xung quanh nó.
Theo truyền thống, cầu thang được cấu tạo với dầm cầu thang ở các cạnh bên, ván đứng đóng hộp và một vài sự kết hợp của một tay vịn và lan can.
Nhà thiết kế của chiếc cầu thang này đã xem xét lại từng giả định, phá vỡ các nguyên tắc và biến nó thành một đối tượng của nghệ thuật điêu khắc. Chiếc cầu thang treo xuống từ cấu trúc bên trên, cho phép quan sát quá trình di chuyển lên phía trên bằng cách nhảy bậc từ một bệ bê tông nặng lên một dạng cầu thang nhẹ hơn nhiều.
Những chiếc ván đứng được mở, cho phép ánh sáng cũng như tầm nhìn xuyên qua, và dầm đôi bằng ván ép như là một trụ đỡ cho cầu thàng và lan can.
8. Họ thu hút các giác quan.
Trong khi những hình ảnh hào nhoáng về kiến trúc mà chúng ta sử dụng online hạn chế ý thức của chúng ta về việc quan sát, kinh nghiệm của chúng tôi về kiến trúc thực ra là khá khác nhau. Chúng tôi được dạy rằng như những kiến trúc sư khi nghĩ về tất cả giác quan khi thiết kế.
Mở rộng căn nhà để tham quan cũng quan trọng như là việc che chắn nó khỏi sự ồn ào không mong muốn hoặc mùi hương từ biển cả hay cây tuyết tùng bên cạnh.
Những kiến trúc sư xem xét sự khác biệt trong cảm nhận của bê tông mát mẻ so với gỗ ấm áp dưới chân mình, và tiếng mưa rơi trên mái nhà bằng kim loại.
Để nghĩ về thiết kế từ mức độ kinh nghiệm thường sẽ tiết lộ các cơ hội thiết kế, điều này làm cho cuộc sống trong một ngôi nhà hoặc một không gian trở nên hài lòng hơn. Kiến trúc sư và nhà thiết kế giỏi sẽ nghĩ về ánh sáng và bóng đổ, nơi mà mặt trời chuyển động suốt ngày, hướng đón gió hay âm thanh của khu đô thị, và bằng cách nào để họ có thể làm quen với nó.
8 Điều nhà thiết kế và kiến trúc sư thành công thường sử dụng
0 Nhận xét